Mở cửa: 7:30 am - 23:00 pm
Liên hệ: 02183.853.440

Những chiếc bánh cookies này hẳn sẽ làm ngày cuối tuần của cả gia đình thêm vui đó!

Xem tiếp...

 

Lịch sử ra đời
     Trong văn hóa phương Tây, bánh sinh nhật là món tráng miệng được dùng trong bữa tiệc sinh nhật. Bánh thường được trang trí với tên của người chủ bữa tiệc sinh nhật có kèm theo lời chúc mừng. Ngoài ra, người ta còn cắm trên bánh một số ngọn nến bằng số tuổi hiện tại của người tổ chức sinh nhật để cầu mong nó mang lại may mắn. Bánh sinh nhật thường là loại bánh xốp mềm và hương vị được ưa thích nhất là sô cô la. 

    Nguồn gốc của chiếc bánh sinh nhật bắt đầu từ thời cổ đại. Chiếc bánh khi đó rất khác với ngày nay. Người ta cũng cho rằng từ “cake” (chiếc bánh) xuất hiện từ thế kỷ 13 và xuất phát từ từ “kaka” theo tiếng Na Uy cổ. 

    Thời Hy Lạp cổ đại, người ta làm bánh ngọt hoặc bánh mỳ hình tròn để đưa tới đền thờ thần Artemis – thần Mặt Trăng. Từ đó phong tục làm bánh sinh nhật ra đời. Tuy nhiên một số học giả lại tin rằng truyền thống làm bánh sinh nhật bắt nguồn từ nước Đức thời Trung Cổ. Khi đó chiếc bánh mỳ ngọt được làm mô phỏng hình dáng đức chúa hài đồng quấn trong tã để mừng ngày sinh của Chúa. Về sau người ta bắt đầu làm bánh mừng sinh nhật các em bé gọi là Kinderfest. Người Đức cũng làm một loại bánh đặc biệt khác gồm nhiều tầng gọi là Geburtstagorten. 

     Ban đầu bánh có mật ong và hạt, quả khô hình dáng giống chiếc bánh mỳ. Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực, chính những người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên tạo ra kĩ thuật làm bánh. 

     Vào khoảng thế kỷ 17, châu Âu đã đạt được thành tựu đặc biệt trong kĩ thuật làm bánh. Họ làm ra loại bánh có dạng tròn và phủ kem. Điều này chủ yếu là nhờ sự phát triển trong công nghệ chế tạo lò nướng, khuôn chế biến thực phẩm và đường tinh luyện. Khuôn bánh được làm làm bằng gỗ hoặc kim loại, đặt trên chảo phẳng để định dạng bánh.

    Lớp kem phủ trên bánh ban đầu được làm từ hỗn hợp đun sôi gồm đường, lòng trắng trứng và hương vị. Sau đó kem được đổ lên trên bánh và rồi bánh lại được đặt vào lò nướng. Sau khi lấy ra, lớp kem nguội đi nhanh chóng tạo thành một lớp phủ như lớp băng cứng, bóng loáng. Bánh xốp và lớp kem ngon là món ăn rất được ưa chuộng vào thời Victoria.

     Đến giữa thế kỷ 19 thì nó trở thành loại bánh mà chúng ta biết ngày nay. Hương vị, dáng vẻ của bánh được cải tiến nhờ sử dụng bột mỳ trắng tinh luyện và việc dùng bột nướng thay cho bột ủ men.

Tại sao bánh sinh nhật lại có hình tròn?

    Trước đây bánh sinh nhật thường có dạng hình tròn, thậm chí ngày nay bánh sinh nhật chủ yếu cũng là hình tròn. Các học giả cho rằng đây là do tín ngưỡng tôn giáo và do kĩ thuật làm bánh làm nên hình dạng như thế. Những người Hy Lạp gắn hình dáng tròn của bánh với nữ thần Mặt Trăng – Artemis. Họ thậm chí còn thắp nến lên bánh để làm cho nó sáng lung linh như mặt trăng.

     Lại có ý kiến cho rằng từ thời cổ đại người ta làm bánh hình tròn để biểu trưng cho vòng quay thời gian qua các năm. Những chiếc bánh hình tròn được ưa thích vì chúng đại diện cho vòng tuần hoàn của tự nhiên mà cụ thể nhất là nó mang hình dáng của mặt trời và mặt trăng.

     Lại có ý kiến cho rằng từ thời cổ đại người ta làm bánh hình tròn để biểu trưng cho vòng quay thời gian qua các năm. Những chiếc bánh hình tròn được ưa thích vì chúng đại diện cho vòng tuần hoàn của tự nhiên mà cụ thể nhất là nó mang hình dáng của mặt trời và mặt trăng.

     Lý do về kĩ thuật là bởi những chiếc bánh chúng ta biết tới ngày nay xuất phát từ bánh mỳ. Vào thời cổ đại bánh được làm bằng tay. Theo đó chúng được nặn theo hình dáng những quả bóng tròn và được nướng trong lò hoặc trong những chiếc chảo đáy nông. Đến lúc bánh chín thì chúng có hình dạng tròn như chúng ta vẫn thấy. Ngày nay người ta có thể làm những chiếc bánh với thật nhiều hình dáng và kích thước khác nhau.

Truyền thống thắp nến trên bánh sinh nhật
Nguồn gốc tục lệ cắm nến lên bánh ga tômừng sinh nhật có nhiều truyền thuyết khác nhau. 

Người Hi Lạp cổ cho rằng việc cắm nến lên bánh sinh nhật là để tôn thờ Nữ thần Mặt trăng ở đền thờ Arthemis và làm cho hình ảnh chiếc bánh trông giống như mặt trăng. Do đó người Hi Lạp thường dùng nến màu vàng nhạt cắm xung quanh chiếc bánh để khi thắp, ánh nến sẽ phủ màu vàng trong bánh giống như mặt trăng tròn, phù hợp với các nghi lễ thờ Nữ thầm Mặt trăng. 

Người Đức khi xưa lại tin rằng nến thắp trên bánh sinh nhật là tín hiệu truyền cảm hình ảnh “ánh sáng của sự sống”. Do đó người Đức đã cắm 1 cây nến cỡ lớn ở giữa chiếc bánh sinh nhật để “ánh sáng sự sống” này toả ra rực rỡ, lung linh.

Tuy nhiên, 1 số nhà ngiên cứu văn hoá cho biết tục lệ cắm nến lên bánh mừng sinh nhật có thể bắt nguồn từ đức tín của người công giáo, rằng Chúa ở trên trời, và để ó thể liên hệ được với Chúa thì người ta phải nương nhờ vào ánh sáng và khói của những ngọn nến. Vì lí do này mới có tục thắp nến lên bánh sinh nhật để cho Chúa hiểu thấu lời cầu nguyện của chủ nhân lễ sinh nhật. 

Cho dù tục lệ thắp nến lên bánh sinh nhật nhằm mục đích gì thì nó vẫn được lưu truyền và phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mặt khác, tục lệ này cũng xuất hiện thêm nhiều đức tín mới. 

Chẳng hạn có nhiều người cho rằng phải thắp số ngọn nến lên bánh sinh nhật bằng với số tuổi của chủ nhân lễ mừng sinh nhật, và nếu chủ nhân chỉ 1 lần thổi có thể làm tắt toàn bộ số nến thì người đó sẽ may mắn suốt năm hoặc lời cầu nguyện của họ sẽ trở thành hiện thực. Ngược lại, nếu ko thể thổi tắt nến trên bánh sinh nhật thì có nghĩa là lời cầu nguyện của chủ nhân sẽ ko linh nghiệm. 

     Truyền thống này cũng được cho là xuất phát từ thời Hy Lạp cổ. Khi đó người ta thắp nến trên bánh làm cho nó sáng lung linh như mặt trăng để đưa đến đền thờ Artemis. Một số học giả lại tin rằng khói từ ngọn nến sẽ mang những điều ước của họ lên với các vị thần trên trời. Những người khác cho rằng truyền thống này bắt nguồn từ nước Đức. Ở đó người ta có truyền thống cắm một ngọn nến to ở giữa chiếc bánh để biểu tượng cho “ánh sáng cuộc đời”.

     Ở nước Anh vào thời Trung Cổ người ta cũng thường cho những vật mang tính biểu tượng như đồng xu, nhẫn, và cái đê (dùng khi khâu vá) vào trong bột làm bánh. Họ tin rằng những ai tìm thấy đồng xu thì sẽ giàu có còn những người không may tìm thấy cái đê thì sẽ không thể kết hôn được. Người tìm thấy chiếc nhẫn tức là được tiên đoán trước sẽ sắp sửa kết hôn. Thậm chí đến ngày nay người ta vẫn còn theo phong tục này và họ để những vật trang trí nhỏ, đồng xu giả, những chiếc kẹo nhỏ trong bánh.

     Nếu chiếc bánh bị rơi khi đang nướng thì có nghĩa đó là điềm xấu và báo hiệu trước một năm tồi tệ cho người chủ bữa tiệc sinh nhật.

     Ngày nay, chủ nhân của bữa tiệc sinh nhật sẽ thầm ước một điều trước khi thổi tắt nến với niềm tin rằng thổi tắt hết nến trong một hơi có nghĩa là điều ước sẽ thành hiện thực và họ sẽ có một năm may mắn. Một vài nơi người ta còn quệt lên tên của người ở trên bánh trước khi cắt bánh để cầu mong may mắn.

Làm bánh socola cho ngày lễ tình nhân

Xem tiếp...

Bánh mì Pháp (Baguette) là loại ổ bánh mì phân biệt được vì chiều dài hơn chiều rộng nhiều và nó có vỏ giòn. Ổ bánh mì Phápthường rộng 5–6 cm và cao 3–4 cm, nhưng dài tới một mét. Nó thường nặng chỉ 250 gam.

Những ổ bánh mì Pháp ngắn thường dùng làm bánh kẹp. Bánh mì Pháp thường được cắt đôi và quét pa tê hay phó mát. Trong bữa sáng Pháp truyền thống, những miếng bánh mì được quét mứt và ngâm vào bát cà phê hay sô-cô-la nóng.

Ổ bánh mì Pháp vừa nướng xong

Loại bánh mì này có liên kết mạnh với Pháp, nhất là Paris, nhưng nó được ăn ở khắp thế giới. Ở Pháp người ta gọi ngắn là "baguette" vì nó dài như một cái đũa, nhỏ hơn thì có loại flûte và mỏng hơn có tên ficelleLuật thực phẩm Pháp định nghĩa bánh mì là sản phẩm chỉ có bốn thành phần: nước,bột mìmen, và muối thường.[1] Nếu thêm những thành phần khác vào công thức cơ bản thì phải bán dùng tên khác cho sản phẩm.

Bánh mì Pháp dẫn xuất từ bánh mì Viên (Áo) vào giữa thế kỷ 19, khi những lò hơi mới được sử dụng, những lò này làm được vỏ giòn và mảnh vụn trắng có nhiều lỗ. Những ổ dài được nướng từ lâu, nhưng từ tháng 10 năm 1920, có luật ở Áo cấm không được làm việc trước 4 giờ sáng, nên các tiệm bánh không nướng được những ổ bánh mì tròn như trước để kịp buổi sáng của khách hàng. Ổ gầy này giải quyết vấn đề này vì có thể sửa soạn và nướng nó nhanh hơn.[2]

Hướng dẫn làm bánh

Bánh bao hình lợn

Những chiếc bánh bao hình chú lợn đáng yêu như

Bánh mousse chanh

Món bánh mousse chanh leo thơm ngon

Cách làm bánh Flan

   Bánh flan là món tráng miệng ưa

Cách làm bánh kem

- Đập trứng ra vô cái chậu + đường- Đánh lên bằng

Cách làm bánh khoai

Bánh khoai môn chiên xù ăn trong những ngày mưa

Thống kê truy cập

1023259
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tổng số:
39
404
2642
895515
10490
19091
1023259

Your IP: 3.144.102.239
Server Time: 2024-04-18 05:50:20

Who's Online

Trang web hiện có:
2 guests & no member trực tuyến

Phương châm phục vụ khách hàng

Toàn bộ đội ngũ nhân viên của chúng tôi thấu hiểu một điều rằng thành công của chúng tôi nằm trong những giá trị mà chúng tôi đem lại cho khách hàng. Chính vì lẽ đó chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm bánh có chất lượng cao.
Chúng tôi biết rằng, để có được những sản phẩm ngon nhất, rất cần sự chăm sóc, chú ý đến từng chi tiết nhỏ và nguồn nguyên liệu chọn lọc có nguồn gốc tự nhiên. Tại Phú Thủy Bakery, các nguyên liệu sản xuất đều có xuất xứ từ Pháp, New Zealand và Ý.
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Template Settings
Select color sample for all parameters
Orange Dark_Green Crimson Green_Yellow Indigo Maroon Medium_Violet_Red tomato
Background Color
Text Color
Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction
Background Color
Scroll to top